Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Thuật ngữ » Chứng khoán phái sinh

Nhắc đến chứng khoán, mọi người thường chỉ nghĩ đến cổ phiếu, trái phiếu như những công cụ đầu tư hiệu quả, trong khi thị trường chứng khoán còn rất bao la, mà cổ phiếu, trái phiếu chỉ là một vài trong số đó. Còn vô số những khái niệm và công cụ đầu tư khác phải kể đến, mà chứng khoán phái sinh chính là yếu tố quan trọng đầu tiên không thể bỏ qua.    

Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, hoặc để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức ban đầu.

Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn. Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng có bốn công cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn mua hoặc bán (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps). Ngày nay khi thị trường chứng khoán biến động từng giây từng phút thì việc nắm trong tay những công cụ phái sinh là một biện pháp khôn ngoan để đối phó với rủi ro.


Các phái sinh chứng khoán Futures và Options thường phức tạp và có tính chất dao động mạnh, nhưng đồng thời cũng là các phương án đầu tư có ích. 

Futures là nghĩa vụ mua hoặc bán một hàng hoá cụ thể nào đó, ví dụ như: ngũ cốc, vàng hay trái phiếu Kho bạc trong một ngày nào đó theo một giá đã được xác lập trước.

Options là quyền bán hoặc mua một hạng mục hàng hoá cụ thể nào đó như: cổ phiếu, kim loại quý hoặc trái phiếu Kho bạc theo một giá đã xác lập trước trong một khoản thời gian nào đó. 

Các khoản đầu tư phái sinh

Một lí do khiến các chứng khoán phái sinh futures và options trở nên phức tạp là vì chúng là các khoản đầu tư phái sinh. Thay vì đại diện cho cổ phần của người sở hữu như cổ phiếu, hay cam kết trả nợ như trái phiếu - mỗi hợp đồng futures hoặc option thường được cách ly khỏi một tài sản cơ bản (underlying asset) nào đó một vài cấp.

Ví dụ, một hợp đồng futures gia súc là sự đánh cược về hướng giá gia súc sẽ biến động như thế nào trong tương lai. Những biến động về giá gia súc xảy ra tự thân nó đã có lợi cho những người chăn nuôi gia súc và người chế biến thịt, nhưng không hoàn toàn có lợi cho tất cả các nhà đầu tư đã mua (nắm giữ) hợp đồng futures. Mỗi lần giá biến động, việc chọn thực hiện hợp đồng futures gia súc sẽ chỉ có lợi cho nhà đầu tư nào muốn đánh cược trên giá gia súc, chứ không mang lại lợi ích trực tiếp tới những người mua hoặc bán gia súc.


Giảm thiểu rủi ro

Đối với một số người, các chứng khoán phái sinh futures và options có thể là công cụ phân tán bớt (giảm) rủi ro. Những người nông dân cam kết bán lúa ở một mức giá tốt sẽ được bảo vệ nếu giá giảm. Nhà đầu tư sở hữu options quyền bán (put option) trên những cổ phiếu họ sở hữu thì có thể bù đắp một phần thua lỗ của mình nếu thị trường bị suy giảm.

Phần lớn các nhà đầu tư đều giao dịch futures và options để giảm bớt rủi ro vì khả năng bị lỗ nhiều có thể sẽ được bù đắp bằng cơ hội đạt được khoản lợi lớn. Nhưng các nhà đầu tư đơn lẻ thường là những người chơi nhỏ trong thị trường futures và options do rủi ro cao và lợi nhuận lại không đoán trước được.

Đòn bẩy làm tăng rủi ro

Phương pháp đòn bẩy (leverage), theo thuật ngữ tài chính, có nghĩa là việc sử dụng một số tiền nhỏ để thực hiện một khoản đầu tư có giá trị lớn hơn rất nhiều. Bạn có thể mua một hợp đồng tương lai (futurescontract) trị giá hàng nghìn đô la với khoản đầu tư ban đầu chỉ bằng 10% tổng trị giá hợp đồng.

Ví dụ, nếu bạn mua một hợp đồng vàng trị giá 35.000$ (khi 1 ounce vàng bằng 350$) bạn có thể chỉ cần bỏ ra 3.500$.


Đó chính là một sự đảm bảo tốt cho bạn và sẽ tạo cho bạn một lực bẩy hơn 100 ounce (oz.) vàng. Với một hàng hoá có giá dao động bất ổn như vàng, dao động giá khoảng 100$ trong suốt thời hạn của hợp đồng là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, nếu giá tăng 100$, tức là lên đến 450$ một ounce, giá trị đầu tư của bạn có thể lên đến 10.000$ - gần như đạt mức lãi 300% so với đầu tư gốc 3.500$ của bạn. Mỗi lần giá một ounce vàng tăng lên 10 cent thì giá trị hợp đồng sẽ tăng lên 10$.

Tuy vậy, đương nhiên là điều ngược lại cũng có thể xảy ra. Nếu giá giảm và giá trị đầu tư của bạn cũng sụt xuống 300%, việc này có thể lấy mất hơn 10.000$ của bạn -- đôi khi còn nhiều hơn -- để thực hiện đúng cam kết của hợp đồng khi bạn bị lỗ. Vì vậy, mặc dù đòn bẩy khiến cho việc cam kết lúc ban đầu có vẻ thuận lợi nhưng những diễn biến có thể xảy ra trong quá trình đầu tư phái sinh này có thể gây ra cho bạn những khoản thua lỗ lớn.

Hiệu lực trong thời hạn

Mặc dù futures và options là các giao dịch cho tương lai, nhưng đó là một tương lai không hề xa. Các hợp đồng futures lúa và các nguồn thực phẩm khác nói chung hết hiệu lực trong vòng một năm nhưng chúng ta cũng có thể thấy các hợp đồng giao dịch futures tài chính nào đó - ví dụ giao dịch Eurodollars- có thời hạn tới tận 5 năm.

Hợp đồng options thường có hiệu lực trong vòng một năm hoặc ít hơn. Tuy nhiên, các chứng khoán thuộc nhóm LEAPS (Long-term Equity Anticipation Securities), có liên hệ mật thiết với các cổ phiếu và chỉ số cổ phiếu, có thể giao dịch lên đến 36 tháng.

Các hợp đồng futures và options hết hạn tại một thời điểm đã được định sẵn (các kỳ hạn của chúng xảy ra thường xuyên và nối tiếp nhau) và sẽ không còn hiệu lực giao dịch sau ngày đáo hạn. Trên thị trường tài chính Mỹ, bạn có thể bù đắp hợp đồng hoặc thực hiện options vào bất kỳ một ngày giao dịch nào trước ngày hợp đồng đó hết hạn.

Cận cảnh một giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Ngày 2/6 tới đây, TTCK phái sinh sẽ chính thức ra mắt với sản phẩm đầu tiên được triển khai là hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu (Equity Index Futures). Theo đó, chỉ số VN30 Index cùng với HNX30 Index sẽ là 2 chỉ số được chọn làm tài sản cơ sở cho hợp đồng tương lai chỉ số. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu vận hành thì chỉ có hợp đồng tương lai với chỉ số VN30 Index triển khai trước.
Hiện tại, bộ chỉ số VN30 Index là một trong những chỉ số ít bị chi phối nhất. Do đó, việc lựa chọn VN30 Index làm tài sản cơ sở cho hợp đồng tương lai sẽ bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư.
Câu hỏi đối với những nhà đầu tư quan tâm là Giao dịch hợp đồng tương lai thế nào?
Trước hết cần chú ý, một nội dung quan trọng của hợp đồng tương lai là hệ số nhân. Theo quy địnhhệ số nhân đối với VN30 Index là 100.000 đồng, điều này có nghĩa là quy mô hợp đồng cơ sở tương lai chỉ số VN30 Index tại mức 700 điểm là 70 triệu đồng (100.000 đồng x 700).
Tuy vậy, chỉ cần số tiền ký quỹ ban đầu bằng 10% quy mô hợp đồng, tức 7 triệu đồng, NĐT đã có thể tham gia giao dịch.
Mức Ký quỹ ban đầu = giá HĐ muốn mua/bán * hệ số nhân HĐ * số lượng HĐ mua/bán * tỷ lệ ký quỹ
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần có khoản ký quỹ duy trì theo yêu cầu của trung tâm bù trừ.
Ví dụ dưới đây sẽ minh họa cụ thể hơn về cách thức giao dịch hợp đồng tương lai.
Ngày 02/06/2017, chỉ số VN30 là 700 điểm.
Nhà đầu tư A dự báo đến thời điểm đáo hạn, hợp đồng chỉ số VN30 tăng lên 720 điểm, do đó mua hợp đồng VN30F1706 với giá 710 điểm chỉ số. Với tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 10%, tỷ lệ ký quỹ duy trì là 5% (ví dụ), A sẽ ký quỹ 7,1 triệu đồng tại CTCK. Số tiền ký quỹ ban đầu này sẽ được Trung tâm thanh toán bù trừ sử dụng trong việc tính toán lãi/lỗ của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư B kỳ vọng ngược lại, cho rằng chỉ số VN30 sẽ giảm xuống 680 nên muốn bán một hợp đồng tương lai VN30F1706 với giá 710 điểm. B cũng phải ký quỹ ban đầu 7,1 triệu đồng.
Lệnh của nhà đầu tư A khớp với lệnh của Nhà đầu tư B tại giá hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 6 (VN30F1706), giao dịch tại giá 710 điểm chỉ số, hệ số nhân hợp đồng là 100.000 đồng.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, cơ chế thanh toán là thanh toán hàng ngày. Nhà đầu tư khi giao dịch và nắm giữ các vị thế trong các hợp đồng chứng khoán phái sinh sẽ phải thực hiện thanh toán toàn bộ lãi lỗ phát sinh từ các vị thế đó mỗi ngày.
Ví dụ đóng cửa phiên giao dịch ngày 03/06, VN30-Index giảm xuống còn 650 điểm. Nhà đầu tư A lỗ 5 triệu đồng. A phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất đến 9h sáng ngày hôm sau.
Do nhà đầu tư B ở vị thế đối nghịch, nên diễn biến tài khoản và biến động ký quỹ sẽ ngược lại với A.
Cần chú ý, khi giá trị ký quỹ của nhà đầu tư xuống thấp hơn mức cho phép (mức Ký quỹ Duy trì), nhà đầu tư phải nhanh chóng bổ sung ký quỹ. Nếu không bổ sung ký quỹ kịp thời, nhà đầu tư buộc phải đóng một phần/toàn bộ vị thế đang nắm giữ bằng việc đặt lệnh đối ứng trên thị trường.
Tuy nhiên, đến ngày đáo hạn của hợp đồng, giả sử là ngày 22/06/2016, chỉ số VN30 đóng cửa tại 720 điểm và mức chỉ số đóng cửa này được dùng làm giá thanh toán cuối cùng cho hợp đồng tương lai VN30F1706. Như vậy, Nhà đầu tư A dự đoán đúng, nhà đầu tư B dự đoán sai, mức lãi cuối cùng của NĐT A cũng như mức lỗ cuối cùng của NĐT B được xác định như sau:
Nhà đầu tư A lãi = (720-710)*100.000 đồng = 1 triệu đồng
Nhà đầu tư B lỗ = (720 – 710)*100.000 đồng = 1 triệu đồng

“Ma lực” của chứng khoán phái sinh: Cùng một tình huống, tỷ suất sinh lời của hợp đồng tương lai gấp 7 lần cổ phiếu

Tuy nhiên, trong trường hợp bị lỗ thì khoản lỗ của hợp đồng tương lai chỉ số cũng cao gấp nhiều lần khi mua cổ phiếu.

Lợi thế đòn bẩy là một đặc điểm khác biệt của Chứng khoán phái sinh đối với các chứng khoán cơ sở. Về cơ bản, khi tham gia giao dịch Hợp đồng tương lai, nhà đầu tư chỉ phải bỏ ra một khoản tiền (Ký quỹ) có giá trị nhỏ hơn giá trị của hợp đồng mà nhà đầu tư muốn tham gia (giá trị hợp đồng).
Ví dụ: NĐT có nhu cầu tham gia vị thế mua 01 HĐTL trên chỉ số HNX30 đáo hạn vào tháng 5/2016. NĐT đặt lệnh mua 01 hợp đồng với giá chào mua là 103 điểm và được khớp trên thị trường với giá trên. Như vậy, nhà đầu tư đã được Trung tâm thanh toán bù trừ (TTTTBT) ghi nhận là đã tham gia 01 vị thế mua với giá 103 điểm.
Nếu tại mẫu hợp đồng tương lai chỉ số HNX30 quy định: Hệ số nhân của 01 hợp đồng là 1 triệu đồng/điểm chỉ số thì giá trị 01 hợp đồng của NĐT trên bằng:
103 điểm x 1 triệu đồng/điểm chỉ số = 103 triệu đồng.
Tuy nhiên, nếu mức ký quỹ ban đầu được quy định là 15% thì thay vì việc phải bỏ ra 103 triệu, NĐT chỉ phải bỏ ra số tiền và/hoặc tài sản có giá trị = 103 triệu *15% = 15,45 triệu đồng để tham gia hợp đồng.
Số tiền ký quỹ ban đầu này sẽ được TTTTBT sử dụng trong việc tính toán lãi/lỗ của NĐT. Ví dụ: khi giá HĐTL tăng từ 103 lên 105 điểm, NĐT đang có lãi với giá trị bằng: (105-103)*1 triệu đồng/điểm chỉ số = 2 triệu đồng.
Giá trị ký quỹ của nhà đầu tư sẽ tăng: 15,45 triệu + 2 triệu = 17,45 triệu đồng.
Nếu như giao dịch tại thị trường cơ sở thì phần trăm lãi của NĐT trên số tiền ban đầu bỏ ra sẽ chỉ bằng: (105-103)/103*100%=1,94%.
Tuy nhiên, đối với HĐTL thì phần trăm lãi của NĐT sẽ bằng: (105-103)/15,45*100%= 12,95%.
Như vậy có thể thấy, một biến động nhỏ về giá của HĐTL có thể tạo ra hiệu ứng lãi/lỗ trên khoản đầu tư lớn hơn nhiều so với việc đầu tư vào các chứng khoán cơ sở.
Tuy nhiên, đây là trường hợp NĐT có lãi. Lợi thế đòn bẩy được coi là con dao 2 lưỡi với nhà đầu tư. Khi giá của HĐTL biến động theo chiều hướng có lợi (ví dụ: Giá HĐ tăng đối với NĐT nắm vị thế mua và giá HĐ giảm đối với NĐT nắm vị thế bán), thì NĐT có thể ghi nhận một khoản lãi lớn trên giá trị ký quỹ ban đầu. Nhưng ngược lại, khi giá HĐ biến động theo chiều hướng bất lợi, NĐT có thể sẽ phải chịu những khoản thiệt hại lớn trên khoản ký quỹ trong thời gian ngắn.
Cũng ví dụ trên nếu giá HĐTL giảm từ 103 xuống 100, thì nhà đầu tư A lỗ: (103-100)*1 triệu đồng= 3 triệu đồng.
Giá trị ký quỹ giảm còn 12,45 triệu đồng, tương ứng mất(3/15,45=19,4%)
Trong khi khoản lỗ trên thị trường cơ sở chỉ là 2,9%.

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

“Soi” chuyện cho bán khống chứng khoán ở Việt Nam từ kinh nghiệm nước ngoài

Khi một thị trường sản phẩm tài chính trên đà hoặc có chiều hướng giảm sút, lập tức sẽ có nhiều nhà đầu tư lao vào thực hiện các giao dịch bán khống, làm thị trường càng bị ngập lụt bởi một nguồn cung sản phẩm tài chính bổ sung khổng lồ.

Hồi tháng trước, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) công bố lấy ý kiến về Thông tư thay thế Thông tư 74/2011/TT-BTC ngày 1/6/2011 hướng dẫn về giao dịch chứng khoán. Với những quy định mới về giao dịch trong ngày và cho vay chứng khoán, thực chất dự thảo Thông tư này đã mở đường cho hoạt động bán khống (ở mức độ thấp).
Dự thảo Thông tư trên đã được đón nhận một cách tích cực bởi các chủ thể liên quan. Nếu được ban hành, Thông tư trên sẽ mang đến những lợi ích lớn dễ thấy như tăng tính thanh khoản trên thị trường, để giá cả phản ánh chính xác hơn điều kiện thị trường, đồng thời thúc đẩy quy mô cũng như tần suất giao dịch của các nhà đầu tư, qua đó làm tăng doanh thu của các công ty chứng khoán. Ngoài ra, bằng việc quy định những điều kiện chặt chẽ cho các công ty chứng khoán nếu muốn tham gia cung cấp dịch vụ giao dịch trong ngày, Thông tư mới cũng được kỳ vọng là sẽ đẩy mạnh quá trình cạnh tranh, tái cơ cấu các công ty chứng khoán theo hướng lành mạnh hơn.
Về tác động tiêu cực của dự thảo Thông tư trên, nhìn chung các ý kiến phản biện thường khá sơ sài, mới chủ yếu chỉ dừng lại ở việc chỉ ra rằng tác động tiêu cực, nếu có, chỉ là rủi ro về phía công ty chứng khoán khi cho khách hàng thực hiện các giao dịch bán khống mà các cổ phiếu được cho vay lại giảm giá sâu, gây thiệt hại lớn cho các công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ này.
Chuyện lợi hại của việc cho bán khống dường như chỉ có thể và đơn giản như thế nếu như không có sự kiện thị trường chứng khoán Trung Quốc chao đảo mạnh từ mấy tuần nay nhắc nhở chúng ta về “tử huyệt” của một thị trường chứng khoán cho phép bán khống không có một cơ chế kiểm soát thích hợp.
Như đã biết, một trong những nguyên nhân quan trọng như có tác dụng “đổ thêm dầu vào lửa” trong mỗi cuộc khủng hoảng tài chính nào đó trên thế giới là chuyện bán khống. Bán khống một tài sản tài chính nào như chứng khoán, ngoại tệ… là việc bán tài sản đó khi người bán không thực sự sở hữa nó vào thời điểm thực hiện giao dịch bán. Người bán với mục đích đầu cơ và nhận định thị trường sẽ đi xuống trong thời gian tới nên vay mượn tài sản đó từ các cá nhân hay tổ chức nào đó như công ty chứng khoán hoặc ngân hàng thương mại rồi bán ra với hy vọng trong thời gian tới sẽ mua lại chính những tài sản đó nhưng với giá thấp hơn để hoàn trả cho người mình vay nhằm thu lợi.
Khi một thị trường sản phẩm tài chính trên đà hoặc có chiều hướng giảm sút, lập tức sẽ có nhiều nhà đầu tư lao vào thực hiện các giao dịch bán khống, làm thị trường càng bị ngập lụt bởi một nguồn cung sản phẩm tài chính bổ sung khổng lồ. Xu hướng lao dốc của giá sản phẩm tài chính đó ngày càng trở nên rõ nét hơn với làn sóng bán khống này, đến lượt nó lại càng kích thích quy mô bán khống gia tăng. Kết cục là có những thị trường tài chính lẽ ra đã có thể hồi phục ngay từ những chao đảo do những bất cân đối ngắn hạn và không mạng tính cơ cấu nhưng rốt cuộc lại bị nhấn chìm trong đổ vỡ bởi những làn sóng bán khống.
Chính vì lý do trên bên cạnh những lý do khác mà thị trường chứng khoán Trung Quốc đã chao đảo mạnh và nhà cầm quyền nước này buộc phải áp dụng nhiều biện pháp can thiệp quyết liệt, trong đó có các biện pháp cấm bán khống chứng khoán.
Từ trường hợp của thị trường chứng khoán Trung Quốc, bài học rút ra cho Việt Nam không phải là rút ngay lại quy định cho phép bán khống chứng khoán đang được thai nghén cho ra đời để ngăn ngừa khả năng nó sẽ châm ngòi cho sự sụp đổ thị trường chứng khoán Việt Nam. Thay vào đó, song song với việc cho phép bán khống chứng khoán cần phải ban hành những quy định để khống chế bán khống một chứng khoán nào đó đang chịu áp lực mất giá mạnh, nhờ đó ổn định thị trường và duy trì lòng tin của nhà đầu tư.
Việc khống chế bán khống đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Chẳng hạn, ở Mỹ, có quy định rằng việc bán khống sẽ bị hạn chế với một chứng khoán nào đó (cả trong và ngoài sở giao dịch chứng khoán) nếu chứng khoán đó đã mất hơn 10% giá trị trong vòng 1 ngày so với giá cuối ngày giao dịch trước đó. Quy định này tạo điều kiện cho các “long seller” (mua trước – bán sau?) được xếp hàng trước những người bán khống để bán chứng khoán đó một khi điểm giới hạn bán khống được kích hoạt. Khi đó, bán khống chỉ được cho phép nếu giá của chứng khoán đó cao hơn giá chào mua hiện hành cao nhất trên toàn quốc.
Ủy ban chứng khoán Mỹ cho biết thêm rằng họ quy định vậy vì họ nhận thức được tác động hai mặt của bán khống (và vì thế hạn chế có điều kiện việc bán khống). Giải pháp này được nhìn nhận là đã tạo ra một cơ chế tự ổn định cho thị trường trong những giai đoạn đi xuống hoặc biến động mạnh.
Tóm lại, bên cạnh các quy định liên quan đến việc bán khống như hiện tại đang được đề xuất, UBCKNN nên cân nhắc và đưa thêm vào dự thảo Thông tư mới về hướng dẫn giao dịch chứng khoán với những điều khoản liên quan đến cơ chế kiểm soát bán khống chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi có những biến động bất lợi xảy ra nhằm ngăn chặn từ xa một trong những yếu tố có khả năng gây đổ vỡ cho thị trường trong tương lai.

George Soros – Thiên tài bán khống

Thị trường tài chính thế giới đã ghi nhận nhiều vụ bán khống thể hiện tài năng của những nhà đầu tư tài ba có thể “một tay che cả bầu trời” và khiến thị trường chao đảo. Nhắc đến bán khống tiền tệ, không thể không nhắc tới George Soros.

Bán khống trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự sụt giá mạnh mẽ của một loại tài sản tài chính. Phần lớn các nhà đầu tư sẽ theo đuổi một khoản đầu tư lâu dài khi họ hi vọng giá của tài sản đó sẽ tăng lên. Tuy nhiên, bán khống có nghĩa là bán thứ mà nhà đầu tư không hề có trong tay. Kiếm lợi nhuận từ sự sụt giá có nghĩa là người bán khống sẽ “mượn tạm” tài sản và bán đi sau này, với hi vọng sẽ thu được lợi nhuận vì có thể mua lại ở mức giá thấp để trả nợ và hưởng chênh lệch giá.
Thị trường tài chính thế giới đã ghi nhận nhiều vụ bán khống thể hiện tài năng của những nhà đầu tư tài ba có thể “một tay che cả bầu trời” và khiến thị trường chao đảo. Tài sản trong các vụ bán khống có thể là cổ phiếu, hàng hóa (như dầu mỏ hay các loại hàng hóa khác được giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh) hay tiền tệ. Nhắc đến bán khống tiền tệ, không thể không nhắc tới George Soros.
Sinh ngày 12/8/1930, ông trùm quỹ đầu cơ người gốc Hungary George Soros là Chủ tịch của quỹ Soros Fund Management và cũng là một nhà từ thiện hào phóng. Không chỉ là người đã “phá vỡ” NHTW Anh bằng cách bán khống đồng bảng và thu về khoản lợi nhuận 1 tỷ USD năm 1992, ông còn bị buộc tội là “kền kền” trục lợi từ khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990 (cũng bằng cách bán khống tiền tệ) và gần đây hơn là bán khống yên Nhật vào năm 2013. Nhiều người sẽ cho rằng ông là kẻ dã tâm khi khiến nhiều nền kinh tế chao đảo, nhưng không ai có thể phủ nhận Soros có bộ óc của một thiên tài mới có thể làm như vậy.
"Ngày thứ 4 đen" của nước Anh
Vụ bán khống đình đám nhất của Soros là “Ngày thứ 4 đen” xảy ra đối với đồng bảng Anh năm 1992. Chính xác thì đó là ngày 16/9/1992, khi Chính phủ Anh buộc phải quyết định rút đồng bảng khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM) do đồng tiền này mất giá quá mạnh. Và, kẻ khiến bảng Anh lao dốc không ai khác chính là Geogre Soros với những đợt tấn công tiền tệ dồn dập.
ERM là cơ chế được lập ra trong nỗ lực hướng đến một đồng tiền chung của châu Âu. Theo đó, các quốc gia thống nhất neo tỷ giá hối đoái của họ vào một mức nhất định, cụ thể là không đồng tiền quốc gia nào được phép tăng giá hay mất giá quá 2,25% với các đồng tiền quốc gia khác.
Vấn đề của Anh là nước này có thâm hụt tài khoản vãng lai nghiêm trọng. Điểm yếu bộc lộ khi Đức thống nhất vào cuối năm 1990, khiến đồng tiền của các quốc gia châu Âu (trong đó có bảng Anh) lên giá so với các đồng tiền bên ngoài như USD hay yên Nhật. Bảng Anh lên giá càng khiến xuất khẩu của Anh sụt giảm và nhập khẩu tăng, khiến cán cân vãng lai thêm mất cân bằng.
Trước tình hình này, giới đầu tư dự đoán chắc chắn Anh sẽ phải phá giá tiền tệ trong tương lai. Với xu hướng giảm giá rõ ràng của đồng bảng, họ bán khống với khối lượng lớn. Điều này càng khiến bảng Anh mất giá nhanh hơn và đến ngày 15/9 đã vượt qua mức 2,25%. NHTW Anh cũng đã phòng ngự bằng cách tung ra lượng lớn dự trữ ngoại hối và tăng lãi suất, nhưng chỉ như “muối bỏ bể”. Soros tung ra đòn cuối cùng khi bán ra hơn 10 tỷ bảng vào ngày 16/9 năm đó, ước tính kiếm được khoảng 1 tỷ USD, trong khi Anh thiệt hại khoảng 3,4 tỷ bảng.
Ngày 26/10/1992, tờ Times chuyển lời của Soros: “Chúng tôi đã có kế hoạch bán ra nhiều hơn con số 10 tỷ USD. Tuy nhiên, Norman Lamont (Bộ trưởng Tài chính Anh lúc đó) đã tuyên bố sẽ vay mượn gần 15 tỷ USD để bảo vệ đồng bảng. Chúng tôi đã cảm thấy nực cười vì đó chính xác là lượng mà chúng tôi muốn bán ra”.
Phá hủy tiền tệ châu Á?
Năm 1997, cái tên George Soros lại gây xôn xao. Trong suốt khủng hoảng tài chính châu Á, Thủ tướng Malaysia Mahathir bin Mohamad đã buộc tội Soros sử dụng tiền bạc để “trừng trị” Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vì đã chào đón Myanmar trở thành thành viên. 9 năm sau (2006), ông có cuộc gặp với Soros và phải thừa nhận rằng Soros không phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng. Tuy nhiên, trong cuốn “The Crisis of Global Capitalism: Open Society Endangered” (tạm dịch: Khủng hoảng chủ nghĩa tư bản toàn cầu: xã hội mở gặp hiểm nguy) , Soros đã giải thích rõ ràng vai trò của mình như sau:
Khủng hoảng tài chính bắt nguồn ở Thái Lan năm 1997 thực sự không đáng sợ vì quy mô và độ nghiêm trọng của nó… Đầu năm 1997, quỹ Soros Fund Management nhận thấy rõ ràng rằng sự khác nhau giữa cán cân thanh toán và cán cân vốn (của các quốc gia Đông Nam Á) ngày càng trở nên không bền vững. Chúng tôi bán khống đồng baht Thái và ringgit của Malaysia vào đầu năm 1997 với thời gian đáo hạn từ 6 tháng đến 1 năm. Thủ tướng Mahathir của Malaysia đã buộc tội tôi gây ra khủng hoảng, đó thực sự là lời buộc tội vô căn cứ. Chúng tôi không bán đồng tiền này trong hoặc vài tháng trước khủng hoảng, mà ngược lại đã mua vào khi những đồng tiền này bắt đầu giảm giá. Chúng tôi mua vào ringgit để lấy lợi nhuận cho các khoản đầu cơ trước đó. Thời điểm là hơi sớm và chúng tôi đã để lại phần lớn lợi nhuận vì lo ngại Mahathir sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn. Đúng là ông ấy đã làm thế nhưng là một thời gian lâu sau đó.
GDP thực của ASEAN đã giảm 9,2 tỷ USD trong năm 1997 và 218,2 tỷ USD (tương đương 31,7%) trong năm 1998.
Bán khống đồng yên Nhật
Lần gần đây nhất thế giới phải xôn xao bàn tán về Soros là năm 2013. Soros được cho là đã kiếm lời 1,2 tỷ USD nhờ bán khống đồng yên Nhật. Điểm mà ông tận dụng lại là sự yếu kém của kinh tế Nhật với giảm phát và suy thoái cùng với sự chần chừ của NHTW nước này trong việc bơm tiền kích thích kinh tế. Sau đó Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền và tung ra Abenomics với chính sách kích thích kinh tế mạnh mẽ, và dĩ nhiên kéo theo đó là đồng yên giảm mạnh 25%.
Các quỹ đầu tư, trong đó có quỹ của Soros, đã nắm trước tình hình và tất nhiên đã sử dụng chiến lược bán khống để kiếm bộn tiền.
Mua và bán
Năm 2013, Soros cũng ghi dấu ấn khi trở thành kẻ "đổ thêm dầu vào lửa" trong cuộc chiến đắt đỏ giữa các quỹ đầu tư trên hai cổ phiếuHerbalife và JCPenny. Ông về phía Carl Icahn trong vụ thứ nhất và mất tiền cùng Bill Ackman trong vụ thứ hai.
Sau khi gọi Herbalife là một "mô hình kim tự tháp", Ackman đã đối mặt với Icahn trên truyền hình trực tiếp chỉ để chứng kiến Icahn mua vào một lượng lớn cổ phiếu Herbalife. Khi giá cổ phiếu này tăng lên, các quỹ đầu tư khác nhảy vào, trong đó có Soros - người đang sở hữu hơn 5 triệu cổ phiếu và là nhà đầu tư lớn thứ 5 ở đây. Herbalife đã tăng hơn 144% trong năm 2013.Đến quý IV, Soros giảm số lượng xuống còn 3,2 triệu cổ phiếu.
Đối với cổ phiếu của nhà bán lẻ JCPenny, Ackman đã thực hiện chiến dịch mạnh mẽ nhằm yêu cầu một lãnh đạo của Apple là Ron Johnson trở về lãnh đạo JCPenny, chỉ để chứng kiến ông mất gần 500 triệu USD. Soros đã mở vị thế từ tháng 4, khi Ron Johnson bị sa thải và thay thế bởi người tiền nhiệm Mike Ullman. Soros Fund Management trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai ở JCPenny, nắm khoảng 19,98 cổ phiếu. Tuy nhiên cổ phiếu của hãng này đã lao dốc một mạch từ tháng 4 đến cuối năm (tổng cộng giảm 38,2%).

13 câu nói tiết lộ bí quyết đầu tư của “thiên tài bán khống” George Soros

Anh đưa ra quyết định đúng hay sai không quan trọng. Điều quan trọng là anh kiếm được bao nhiêu khi anh đúng và mất bao nhiêu khi anh sai!

Không chỉ được mệnh danh là người “phá sập ngân hàng Anh”, George Soros còn được biết đến là một nhà đầu tư lừng lẫy với những bí quyết đầu tư của một “thiên tài bán khống”. Tờ Telegraph của Anh từng nhận định, trong giới đầu tư tài chính chẳng ai có thể so sánh được với George Soros ngoài “đối thủ sừng sỏ” Warren Buffett.
Tháng 9 năm 1992, ông đặt 10 tỷ USD vào một vụ đầu tư tiền tệ, bán khống đồng bảng Anh. Kết quả là ông đã đúng và chỉ trong vòng một ngày thương vụ đó đã đem lại cho ông lợi nhuận 1 tỷ USD. Cuối cùng, ông đã thu về được 2 tỷ USD lợi nhuận trong vụ này.
Ông cũng rất nổi tiếng với thành tích điều hành quỹ Quantum Fund với tỷ suất lợi nhuận bình quân lên tới hơn 30% trong thời gian làm lãnh đạo.
"Khi mọi người đi đường bên tay phải, ông lặng lẽ tách khỏi mọi người để đi bên tay trái và rồi bất chợt mọi người nhận ra mình đang ở nước Anh" (nơi các phương tiện đi bên tay trái mới đúng luật). Đó là cách mà tờ The Wall Street Journal nói về nhà đầu tư vĩ đại bậc nhất thế giới.
Dưới đây là những câu nói tiết lộ bí quyết đầu tư của “thiên tài bán khống” George Soros.
1. Khi nhìn thấy bong bóng hình thành, tôi lập tức sẽ mua vào giống như việc “đổ thêm dầu vào lửa”. Điều này không bao giờ là một quyết định sai lầm cả.
2. Nếu đầu tư là một hoạt động giải trí để bạn tìm thấy niềm vui, thì có lẽ bạn sẽ không kiếm được tiền. Đầu tư luôn là một công việc buồn tẻ chứ không phải là hoạt động giải trí.
3. Anh đưa ra quyết định đúng hay sai không quan trọng. Điều quan trọng là anh kiếm được bao nhiêu khi anh đúng và mất bao nhiêu khi anh sai!
4. Cũng như các bạn, tôi là một con người trước khi trở thành một doanh nhân.
5. Tôi giàu có vì tôi biết khi nào mình sai và tôi tồn tại được nhờ nhận ra các sai lầm của mình.
6. Thị trường là nơi mỗi cá nhân có thể “chăm lo” cho nhu cầu riêng của mình và tìm kiếm lợi nhuận. Đó là một “phát minh” tuyệt vời và tôi không bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của thị trường. Với tôi, thị trường không phải là nơi phục vụ cho các nhu cầu xã hội.
7. Điều khó nhất để đánh giá rủi ro là “mức độ rủi ro như thế nào sẽ an toàn”.
8. Nếu phải tóm tắt các kỹ năng của mình, tôi sẽ tóm gọn trong một từ: sinh tồn (survival). Và điều hành một quỹ đầu cơ đã tạo cơ hội để tôi vận dụng tối đa kỹ năng này.
9. Bong bóng thị trường chứng khoán không tự nhiên xuất hiện. Nó xuất phát từ những cơ sở thực tế, nhưng thực tế lại bị bóp méo do nhận thức sai lầm.
10. Thị trường tài chính luôn ở trong tình trạng bất ổn và biến động mạnh, vì thế bạn phải có càng nhiều kịch bản càng tốt. Chúng ta kiếm lợi nhuận bằng cách chiết khấu những điều chắc chắn và đánh cược vào những điều bất ngờ.
11. Tôi dựa rất nhiều vào bản năng động vật.
12. Nhiều tội ác trên thế giới chỉ là vô tình chứ không hề có chủ đích. Nhưng trong đầu tư tài chính, không ai gây ra thiệt hại mà không có chủ đích.
13. Bạn đang giao dịch với một thị trường, thế nên bạn phải giấu tên tuổi của mình. Trong đầu tư, hãy cứ im lặng mà làm!

Khởi động TTCK Phái sinh: Cận cảnh một giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Ngày 2/6 tới đây, TTCK phái sinh sẽ chính thức ra mắt với sản phẩm đầu tiên được triển khai là hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu (Equity Index Futures). Theo đó, chỉ số VN30 Index cùng với HNX30 Index sẽ là 2 chỉ số được chọn làm tài sản cơ sở cho hợp đồng tương lai chỉ số. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu vận hành thì chỉ có hợp đồng tương lai với chỉ số VN30 Index triển khai trước.
Hiện tại, bộ chỉ số VN30 Index là một trong những chỉ số ít bị chi phối nhất. Do đó, việc lựa chọn VN30 Index làm tài sản cơ sở cho hợp đồng tương lai sẽ bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư.
Câu hỏi đối với những nhà đầu tư quan tâm là Giao dịch hợp đồng tương lai thế nào?
Trước hết cần chú ý, một nội dung quan trọng của hợp đồng tương lai là hệ số nhân. Theo quy địnhhệ số nhân đối với VN30 Index là 100.000 đồng, điều này có nghĩa là quy mô hợp đồng cơ sở tương lai chỉ số VN30 Index tại mức 700 điểm là 70 triệu đồng (100.000 đồng x 700).
Tuy vậy, chỉ cần số tiền ký quỹ ban đầu bằng 10% quy mô hợp đồng, tức 7 triệu đồng, NĐT đã có thể tham gia giao dịch.
Mức Ký quỹ ban đầu = giá HĐ muốn mua/bán * hệ số nhân HĐ * số lượng HĐ mua/bán * tỷ lệ ký quỹ
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần có khoản ký quỹ duy trì theo yêu cầu của trung tâm bù trừ.
Ví dụ dưới đây sẽ minh họa cụ thể hơn về cách thức giao dịch hợp đồng tương lai.
Ngày 02/06/2017, chỉ số VN30 là 700 điểm.
Nhà đầu tư A dự báo đến thời điểm đáo hạn, hợp đồng chỉ số VN30 tăng lên 720 điểm, do đó mua hợp đồng VN30F1706 với giá 710 điểm chỉ số. Với tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 10%, tỷ lệ ký quỹ duy trì là 5% (ví dụ), A sẽ ký quỹ 7,1 triệu đồng tại CTCK. Số tiền ký quỹ ban đầu này sẽ được Trung tâm thanh toán bù trừ sử dụng trong việc tính toán lãi/lỗ của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư B kỳ vọng ngược lại, cho rằng chỉ số VN30 sẽ giảm xuống 680 nên muốn bán một hợp đồng tương lai VN30F1706 với giá 710 điểm. B cũng phải ký quỹ ban đầu 7,1 triệu đồng.
Lệnh của nhà đầu tư A khớp với lệnh của Nhà đầu tư B tại giá hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 6 (VN30F1706), giao dịch tại giá 710 điểm chỉ số, hệ số nhân hợp đồng là 100.000 đồng.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, cơ chế thanh toán là thanh toán hàng ngày. Nhà đầu tư khi giao dịch và nắm giữ các vị thế trong các hợp đồng chứng khoán phái sinh sẽ phải thực hiện thanh toán toàn bộ lãi lỗ phát sinh từ các vị thế đó mỗi ngày.
Ví dụ đóng cửa phiên giao dịch ngày 03/06, VN30-Index giảm xuống còn 650 điểm. Nhà đầu tư A lỗ 5 triệu đồng. A phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất đến 9h sáng ngày hôm sau.
Do nhà đầu tư B ở vị thế đối nghịch, nên diễn biến tài khoản và biến động ký quỹ sẽ ngược lại với A.
Cần chú ý, khi giá trị ký quỹ của nhà đầu tư xuống thấp hơn mức cho phép (mức Ký quỹ Duy trì), nhà đầu tư phải nhanh chóng bổ sung ký quỹ. Nếu không bổ sung ký quỹ kịp thời, nhà đầu tư buộc phải đóng một phần/toàn bộ vị thế đang nắm giữ bằng việc đặt lệnh đối ứng trên thị trường.
Trong trường hợp 2 nhà đầu tư đều giữ đến ngày đáo hạn của hợp đồng, giả sử là ngày 22/06/2016, chỉ số VN30 đóng cửa tại 720 điểm và mức chỉ số đóng cửa này dùng làm giá thanh toán cuối cùng cho hợp đồng tương lai VN30F1706. Như vậy, Nhà đầu tư A dự đoán đúng, nhà đầu tư B dự đoán sai, mức lãi cuối cùng của NĐT A cũng như mức lỗ cuối cùng của NĐT B được xác định như sau:
Nhà đầu tư A lãi = (720-710)*100.000 đồng = 1 triệu đồng
Nhà đầu tư B lỗ = (720 – 710)*100.000 đồng = 1 triệu đồng

Khởi động cho Chứng khoán phái sinh: Khi người khác không hiểu, đó là cơ hội của bạnKhởi động cho Chứng khoán phái sinh: Khi người khác không hiểu, đó là cơ hội của bạnBan lãnh đạo doanh nghiệp và câu hỏi muôn thủa “các anh có bắt tay cùng đội lái không?”Ban lãnh đạo doanh nghiệp và câu hỏi muôn thủa “các anh có bắt tay cùng đội lái không?”Ông Nguyễn Duy Hưng: Đừng nghĩ rằng tiền chỉ có từng đây, cứ có hàng tốt bán ắt sẽ có người đến muaÔng Nguyễn Duy Hưng: Đừng nghĩ rằng tiền chỉ có từng đây, cứ có hàng tốt bán ắt sẽ có người đến muaĐầu tư theo chân Dominic Scriven và những khoản lợi nhuận "trong mơ"Đầu tư theo chân Dominic Scriven và những khoản lợi nhuận "trong mơ"Thị trường khởi sắc, lợi nhuận 2016 của Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM tăng 34% lên 263 tỷ đồngThị trường khởi sắc, lợi nhuận 2016 của Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM tăng 34% lên 263 tỷ đồngNhững ngày 1/2 số cổ phiếu trên thị trường có giá trên 100.000 đồng, nay còn đâu...Những ngày 1/2 số cổ phiếu trên thị trường có giá trên 100.000 đồng, nay còn đâu...Hai quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam thu lãi nghìn tỷ chỉ trong vài tháng nhờ mua Vietjet và Novaland trước khi lên sànHai quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam thu lãi nghìn tỷ chỉ trong vài tháng nhờ mua Vietjet và Novaland trước khi lên sànVietjet niêm yết, "người thay đổi ngành hàng không Việt Nam" trở thành phụ nữ giàu nhất thị trường chứng khoánVietjet niêm yết, "người thay đổi ngành hàng không Việt Nam" trở thành phụ nữ giàu nhất thị trường chứng khoánKhi Warren Buffett cũng gom mua cổ phiếu hàng không, giá nào cho Vietjet?Khi Warren Buffett cũng gom mua cổ phiếu hàng không, giá nào cho Vietjet?4 “bom tấn” có thể lên sàn chứng khoán trong năm 20174 “bom tấn” có thể lên sàn chứng khoán trong năm 2017Một loạt công ty chứng khoán lớn đang đối mặt nguy cơ rủi ro “ngân hàng ngầm”?Một loạt công ty chứng khoán lớn đang đối mặt nguy cơ rủi ro “ngân hàng ngầm”?Nếu mua cổ phiếu HAGL trước tết, nhà đầu tư đã có thể yên tâm “du xuân” với tỷ suất lợi nhuận cao bất ngờNếu mua cổ phiếu HAGL trước tết, nhà đầu tư đã có thể yên tâm “du xuân” với tỷ suất lợi nhuận cao bất ngờ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Thứ 5, 18/05/2017, 09:34 AM Bán khống chứng khoán sắp được thực hiện tại Việt Nam, nhưng thực hiện như thế nào?

Bán khống trở thành công cụ tuyệt vời giúp nhà đầu tư kiếm lời, cũng như hạn chế rủi ro khi giao dịch chứng khoán.

Bán khống chứng khoán là một sản phẩm mà nhiều nhà đầu tư Việt Nam “mơ ước” được giao dịch công khai, bởi hiện nay do quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, hoạt động bán khống chưa được áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhà đầu tư chỉ có thể kiếm được lợi nhuận khi thị trường tăng điểm, mua trước bán sau. Nếu dự đoán sai, giá cổ phiếu đảo chiều trong khi chưa đủ T+2 về tài khoản, chúng ta chỉ biết chờ đợi đến ngày hàng về mới bán được.
Điều này có thể được giải quyết khi thị trường chứng khoán phái sinh đi vào hoạt động trong tháng 6 này. Khi đó, nhà đầu tư có thể bán chứng khoán (hợp đồng tương lai chỉ số) mặc dù không sở hữu cổ phiếu cơ sở. Bên cạnh đó, đặc tính ưu việt của sản phẩm này là nhà đầu tư có thể mua hoặc bán (T+0), miễn là nhà đầu tư có đủ tiền ký quỹ.
Chính vì thế, bán khống trở thành công cụ tuyệt vời giúp nhà đầu tư kiếm lời, cũng như hạn chế rủi ro khi giao dịch chứng khoán. Điều đó được thực hiện như thế nào?
Ví dụ, buổi sáng ngày 02/06/2017, nhà đầu tư A mua một số cổ phiếu nằm trong VN30 là HPG, VCB, VNM với giá trị 100 triệu đồng. Giá của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đang giao dịch là 690 điểm chỉ số. Bất ngờ trong thời gian nghỉ trưa, thị trường xuất hiện thông tin bất lợi khiến cho các cổ phiếu giảm giá và giá trị danh mục của nhà đầu tư sụt giảm.
Thay vì chỉ có thể nhìn danh mục cổ phiếu của mình sụt giảm như trước đây, khi có sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số, nhà đầu tư có thể thực hiện động tác bán 10 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 với giá 690 điểm chỉ số. Với mức ký quỹ là 10%, số tiền nhà đầu tư bỏ ra là 69 triệu đồng.
Cuối ngày, giá trị danh mục (HPG, VCB, VNM) giảm xuống còn 94 triệu, nhà đầu tư lỗ 6 triệu đồng. Cùng xu hướng, giá của hợp đồng tương lai giảm xuống còn 685 điểm, nhà đầu tư lãi 5 triệu đồng. Như vậy, nhờ sản phẩm hợp đồng tương lai, tổng danh mục của nhà đầu tư không bị lỗ 6 triệu đồng, mà chỉ lỗ 1 triệu mà thôi.
Tuy nhiên, cần lưu ý, để thực hiện được chiến lược quản lý rủi ro này, nhà đầu tư phải lựa chọn được cổ phiếu hoặc nhóm cổ phiếu có tính đại diện cho chỉ số VN30 và các cổ phiếu này phải có mối tương quan chặt chẽ đối với chỉ số VN30, khi chỉ số tăng thì giá cổ phiếu cũng tăng và ngược lại.
Người ta thường căn cứ vào vào hệ số Beta (hệ số đo lường mối tương quan giữa giá cổ phiếu và chỉ số, Beta > 0 mối tương quan cùng chiều, Beta <0 mối tương quan ngược chiều). Để tính giá trị Beta các chuyên gia tài chính thường sử dụng phương pháp hồi quy giữa biến động giá chứng khoán và biến động chỉ số. Nhà đầu tư, có thể sử dụng kết quả tính toán chỉ số Beta được công bố tại các website tài chính.
Ngoài ra bản thân chỉ số VN30 và Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 cũng phải có mối tương quan chặt chẽ, hay nói cách khách khi chỉ số VN30 tăng/giảm giá thì giá hợp đồng tương lai VN30 cũng phải tăng hoặc giảm giá theo.
Cuối cùng, để có thể thực hiện chiến lược quản trị rủi ro này thì thanh khoản các hợp đồng tương lai phải cao, để nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán.
Hiện tại, trong danh mục 30 cổ phiếu của chỉ số VN30, các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn như VNM, GAS, MSN, VCB…., các cổ phiếu này biến động khá tương đồng đồng với chỉ số VN30, nhà đầu tư có thể sữ hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu để phòng ngừa rủi ro cho danh mục các cổ phiếu đó.

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Giao hàng miễn phí: 5 sai lầm cần tránh

Giao hàng miễn phí là một hình thức được nhiều doanh nghiệp sử dụng để thu hút và giữ khách hàng. Tuy nhiên, khi triển khai dịch vụ giao hàng miễn phí, doanh nghiệp cần cân nhắc và tránh những sai lầm sau:
1. Giao hàng miễn phí là hình thức khuyến mãi tốt nhất
 Trong khi giao hàng miễn phí thường được ca ngợi như là cách tốt nhất để thu hút khách hàng, thì những hình thức khuyến mãi khác cũng có thể giúp ích cho doanh nghiệp, thậm chí hiệu quả hơn.
Sau hai năm cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí cho khách hàng, David Kravetz – chủ một doanh nghiệp bán bánh nướng ở Phoenix (Arizona, Mỹ) đã quyết định làm một thí nghiệm. Họ dành cho khách hàng hai sự chọn lựa, hoặc được giảm 20% trên tổng giá trị đơn hàng hoặc được giao hàng miễn phí, và kết quả là số người chọn giảm giá nhiều gấp 2 lần. Thậm chí, những khách hàng đó đã mua nhiều hơn vì họ muốn tiết kiệm.
2Giao hàng miễn phí hoàn toàn, trong mọi trường hợp
 “Các doanh nghiệp nhỏ có thể mắc sai lầm lớn nếu áp dụng dịch vụ giao hàng miễn phí suốt năm cho tất cả đơn hàng, bất kể giá trị đơn hàng như thế nào”, Chris Malta - một chuyên gia về dịch vụ giao hàng nói. “Khi doanh số không được như mong muốn, mọi người nghĩ rằng cần có một phép màu nào đó và họ nghĩ đó nên là giao hàng miễn phí. Họ đi từ chỗ không có gì được giao miễn phí đến chỗ mọi thứ đều miễn phí”.
Thay vào đó, chuyên gia này đề xuất rằng doanh nghiệp có thể bắt đầu giao hàng miễn phí trong một khoảng thời gian được giới hạn để hấp dẫn khách mua hàng. Chẳng hạn, cứ mỗi 6 đến 8 tuần thì công ty của Kravetz có đợt giao hàng miễn phí chỉ kéo dài 3 ngày. Doanh nghiệp này cũng đưa ra ngưỡng tối thiểu cho giá trị đơn hàng để được giao hàng miễn phí.
3. Quy định ngưỡng tối thiểu cho giá trị đơn hàng quá cao
 “Nếu như giao hàng miễn phí cho những đơn hàng quá nhỏ có thể lấy mất lợi nhuận của bạn, thì cũng sẽ là sai lầm khi quy định ngưỡng tối thiểu cho giá trị đơn hàng quá cao”, John Lawson – một nhà tư vấn về thương mại điện tử nói.
Lawson đề xuất rằng nên hình dung trị giá của một đơn hàng trung bình và đặt ra mức tối thiểu cao hơn từ 10 – 15% để khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn một ít so với thông thường. Chẳng hạn, nếu đơn đặt hàng trung bình trị giá 200 nghìn đồng, nên cân nhắc giá trị đơn hàng tối thiểu để được giao hàng miễn phí là 250 nghìn đồng chẳng hạn, thay vì là 500 nghìn đồng hoặc 1 triệu đồng.
4. Quảng bá giao hàng miễn phí như một thông điệp tiếp thị chính
 Các nhà bán lẻ thường dựa quá nhiều vào giao hàng miễn phí để bán sản phẩm của họ. Chắc chắn bạn vẫn nên làm cho “giao hàng miễn phí” trở thành một yếu tố đáng chú ý trên trang chủ, nhưng đừng “làm quá” chi tiết này và nhấn chìm những thông điệp quan trọng của thương hiệu và các sản phẩm cụ thể.
“Bạn đang bán sản phẩm, không bán dịch vụ giao hàng miễn phí”, Malta nói. Mọi sản phẩm phải có một thông điệp nhất quán đi cùng với thương hiệu. Khi bạn nói quá về điều gì đó chẳng hạn như giao hàng miễn phí, nó sẽ làm lu mờ mọi thứ khác.
5. Không nhắc để khách hàng biết là họ đang tiết kiệm được bao nhiêu
 Một khi bạn biến “giao hàng miễn phí” thành một phần của giao dịch, hãy để cho khách hàng biết chính xác họ tiết kiệm được bao nhiêu. Hầu hết các giỏ hàng trực tuyến đều có chức năng tính tự động chi phí giao hàng; như thế, khách hàng có thể thấy được họ sẽ phải tiêu tốn bao nhiêu nếu không có dịch vụ miễn phí và công nhận giá trị cụ thể mà họ nhận được.

Tài chính toàn diện là gì mà cần phải thúc đẩy tại Việt Nam?

(ĐTCK) Việt Nam cần có quan điểm và định hướng như thế nào về tài chính toàn diện?
Đây là vấn đề được đề cập xuyên suốt không chỉ trong khuôn khổ buổi Họp báo công bố sự kiện Banking Vietnam 2017 chiều ngày 15/5 tại Hà Nội, mà sẽ còn được trao đổi tiếp trong hai ngày 18 và 19/5 diễn ra sự kiện công nghệ ngân hàng thường niên do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) phối hợp tổ chức tại TP. HCM.
Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối vơi người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luận chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội.
Chia sẻ tại buổi Họp báo Banking Vietnam tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN Việt Nam cho biết, trong những năm gần đây, tài chính toàn diện đã trở thành một vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội, cung cấp các dịch vụ phù hợp và thuận tiện với chi phí hợp lý cho mọi cá nhân và doanh nghiệp, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.
Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối vơi người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luận chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.    
“Các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Nhóm các nước G20 đều rất chú trọng đến việc hỗ trợ và thúc đẩy các quốc gia thực thi các giải pháp để đạt được mục tiêu về tài chính toàn diện. Đã có 55 nước đưa ra cam kết về thực thi tài chính toàn diện, hơn 30 nước ban hành hoặc đang xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện”, bà Hòa nói.
Đứng trước xu hướng chung đó, bà Hòa đặt vấn đề: “Việt Nam cần có quan điểm và định hướng như thế nào về tài chính toàn diện? Cùng với đó là xây dựng các giải pháp gì để đạt được mục tiêu này? Nhất là trong bối cảnh công nghệ số đang tạo nên những thay đổi nhanh chóng trong các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động tài chính nói riêng, từ đó mang lại nhiều cơ hội để thực thi tài chính toàn diện nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn, với chi phí thấp hơn. Việt Nam có thể làm gì để sử dụng cơ hội này?”.
Tại Việt Nam, thông tin từ NHNN cho biết, đã có sự gia tăng đáng kể trong số lượng người trưởng thành có tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức, từ 21,3% năm 2012 lên 30,9% năm 2014, tuy nhiên, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức tại Việt Nam vẫn thấp so với các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc là 78% và Thái Lan là 79%.
Thực tế cho thấy, việc tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng chủ yếu phát triển ở các thành phố lớn, đô thị còn ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng còn rất hạn chế.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Gấm, Agribank cho biết, với hơn 70% dân số tập trung tại khu vực nông thôn, chiếm khoảng 72% lực lượng lao động nhưng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ ngân hàng hiện đại là rất hạn chế.
“Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng tương đối cao so với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (chiếm khoảng 28%) nhưng chủ yếu do hệ thống Agribank, Quỹ tín dụng nhân dân, một số ngân hàng thương mại nhà nước còn các ngân hàng thương mại cổ phần khác vẫn còn e ngại. Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa đạt đến 25%”, bà Gấm cho biết.
Bà Tô Thị Diệu Loan, LienVietPostBank nhận định, con đường để đạt được mục tiêu tài chính toàn diện còn rất xa, nhưng thực tế triển khai tài chính ở Ấn Độ có thể thấy, tài chính số là xu hướng phát triển tất yếu để đạt được mục tiêu tài chính toàn diện.
Theo đó, Chính phủ cần có chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng điện tử và xác định vai trò, trách nhiệm của các bên tham gia đối với phát triển thị trường.
Ban hành quy định các chính sách an ninh bắt buộc đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính số để giảm thiểu rủi ro thất thoát tài sản và dữ liệu.
“Có chính sách đầu tư vốn, công nghệ xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia, xây dựng hệ thống pháp lý quy định số hóa dữ liệu, cập nhật và cung cấp thông tin cho trung tâm dữ liệu”, bà Loan cho biết.
Về phía các ngân hàng thương mại, bà Loan cũng cho rằng, sự phát triển của tài chính số sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh, do vậy, các ngân hàng thương mại cũng cần nhanh chóng tiếp cận và áp dụng các công nghệ tài chính số như các ứng dụng di động, dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Chủ động đầu tư vốn, nâng cấp hạ tầng công nghệ của ngân hàng tương thích với nền tảng tài chính số, đồng thời có chính sách đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự có khả năng vận hành và làm chủ hệ điều hành, cơ sở dữ liệu ngày càng phức tạp.
“Nghiên cứu hợp tác với các tổ chức tài chính/phi tài chính xây dựng hệ thống ngân hàng đại lý nhằm mở rộng mạng lưới khách hàng tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa”, bà Loan nhấn mạnh.

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Xóa tên bia Việt Nam, Heineken muốn thâu tóm doanh nghiệp đang lãi 4,1 nghìn tỉ/năm này?

Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam (VBL) vừa có thông báo chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam. Sau khi đổi tên, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vẫn giữ 40% vốn liên doanh tại Heineken còn Heineken Asia Pacific giữ 60% vốn.

Ông Leo Evers, Tổng Giám đốc điều hành Nhà máy bia Heineken Việt Nam, cho biết sẽ bắt đầu áp dụng tên mới trên toàn bộ bao bì sản phẩm kể từ tháng 1/2017.
Những sản phẩm mang tên VBL sẽ tiếp tục lưu thông trên thị trường trong nửa đầu năm 2017 đều có chất lượng đồng nhất với sản phẩm mang tên mới Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức quản lý và mô hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và quyền sở hữu đối với các nhãn hiệu bia Heineken, Tiger, Larue, BGI, Bivina, Desperados, Affligem và nước táo lên men Strongbow Cider cũng được giữ nguyên.
Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam (VBL) được thành lập vào năm 1991 là công ty liên doanh giữa Công ty TNHH Heineken Châu Á Thái Bình Dương (HAP) có trụ sở chính tại Singapore và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA).
Với mức lợi nhuận khổng lồ hàng năm 4,1 nghìn tỉ đồng và nộp ngân sách 12,6 nghìn tỉ đồng của VBL, dư luận đang đặt dấu hỏi phải chăng đối tác nước ngoài trong liên doanh này đang muốn thâu tóm cổ phần của Satra và bước đi đầu tiên là xóa sổ thương hiệu bia Việt Nam?
Còn nhớ năm 2012, Heineken đã chi 6,3 tỉ USD để mua lại 40% cổ phần của tập đoàn Fraser & Neave (F&N) Singapore trong Asia Pacific Breweries (APB) - một trong những hãng bia lớn nhất Đông Nam Á và là nhà sản xuất bia Tiger.
Theo số liệu của Euromonitor, hơn 80% thị phần toàn thị trường bia Việt Nam hiện nằm trong tay của 3 doanh nghiệp là Sabeco, VBL (nay là Heineken) và Habeco.
Trong đó riêng Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) chiếm hơn 40% thị phần. Nếu như Sabeco vẫn là vua của phân khúc phổ thông thì VBL vẫn dẫn đầu ở phân khúc cao cấp.
Về lượng tiêu thụ bia của người Việt Nam, nếu như năm 2010, lượng tiêu thụ ở mức 6,6 lít/người/năm, giai đoạn 2003 - 2005 là 3,8 lít/người/năm, thì dự báo đến 2025, con số này sẽ tăng lên 7 lít/người/năm.
Như vậy chỉ sau 7 năm, từ vị trí thứ 8 ở châu Á (vào năm 2008) về mức tiêu thụ bia thì đến năm 2015 Việt Nam đã trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực ASEAN về mức tiêu thụ bia và đứng thứ 3 châu Á. Đây là lý do để Heineken xác định Việt Nam là thị trường quan trọng thứ 2 của tập đoàn này.

Nguy cơ giao dịch nội gián trên Thị trường chứng khoán phái sinh


Ước mơ về sự ra đời TTCK phái sinh ở Việt Nam của nhiều người sắp trở thành hiện thực, nhưng kinh nghiệm của một số thị trường trong khu vực khiến người viết vừa mừng, vừa lo với bước ngoặt mới này.
Ở mặt lạc quan, tương tự như sản phẩm cho vay ký quỹ (margin), chứng khoán phái sinh dù ở dạng hợp đồng tương lai hay chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) đều góp một phần quan trọng trong việc gia tăng tính thanh khoản và hấp dẫn cho TTCK.
Nhà đầu tư, cả tổ chức và cá nhân, có nhiều cơ hội để “vẫy vùng” hơn. Nhiều chiến lược giao dịch kết hợp tài sản cơ sở với chứng khoán phái sinh, hoặc kinh doanh chênh lệch giá có cơ hội được thực hiện và những kỹ thuật chỉ áp dụng với thị trường nước ngoài nay có thể đem về Việt Nam cho giới đầu tư “cọ xát” và kiếm tiền.
Trao đổi với một số người bạn đã từng làm việc ở nước ngoài và nay quay về thị trường Việt Nam, người viết cảm nhận được sự hào hứng về một sân chơi mới này.
Số liệu giao dịch từ các thị trường như Đài Loan, Trung Quốc hay Thái Lan cho thấy tính hấp dẫn của thị trường phái sinh với nhà đầu tư chứng khoán khi được triển khai. Nói đơn giản, hoạt động “lướt sóng” sẽ vui và hay hơn rất nhiều khi có phái sinh, nhất là khi thị trường còn giới hạn về bán khống. 
Cơ quan quản lý có thể phải chuẩn bị… “nước lạnh”
Tuy nhiên, đặc tính hấp dẫn của chứng khoán phái sinh cũng là điểm nguy hiểm tiềm tàng của nó, khi đây là một công cụ sử dụng đòn bẩy cao và đòi hỏi vốn bỏ ra ban đầu thấp. Tính khuếch đại thu nhập và lời lỗ của chứng khoán phái sinh có thể cao hơn sử dụng cho vay ký quỹ nhiều lần, tùy theo độ “mở” của nhà quản lý và tính sáng tạo của người dùng công cụ.
Sự tồn tại của chứng khoán phái sinh và margin trên thị trường mở ra cơ hội cho những phương thức lách những công cụ quản lý về đòn bẩy một cách tinh vi nhất.
Mặt khác, khi chứng khoán tăng điểm mạnh thì giao dịch trên thị trường phái sinh cũng trở nên phấn khích quá mức, dẫn đến tình trạng “bong bóng”. Trung Quốc đã phải gánh chịu nhiều hậu quả từ những đợt bong bóng chứng quyền giai đoạn 2005 - 2008.
Trong giai đoạn này, cổ phiếu Trung Quốc tăng điểm mạnh, giá những sản phẩm phái sinh như chứng quyền cũng bứt phá ra khỏi các nguyên tắc cơ bản.
Một nghiên cứu của Trường đại học New York chỉ ra rằng, trong giai đoạn 2005 - 2008, có những chứng quyền chắc chắn lỗ nhưng vẫn tăng giá không ngừng và giá thị trường của chúng cao hơn hàng trăm lần so với kết quả mà công thức định giá chứng khoán phái sinh đưa ra.
Bài học từ Trung Quốc là bong bóng của thị trường phái sinh có thể được bơm lên cấp số nhân so với bong bóng của thị trường cổ phiếu cơ sở. Điều nguy hiểm là nhiều người chạy theo quả bong bóng đó mà không có kiến thức về chứng khoán phái sinh, với hy vọng rằng sẽ kiếm được tiền trước khi bong bóng vỡ. Tình trạng tương tự đã từng xảy ra ở Việt Nam khi chỉ số VN-Index tăng lên hơn 1.000 điểm hay những đợt tăng giá nhờ margin trước đây.
Đòn bẩy tài chính và bong bóng là hai khái niệm không thể tách rời với sản phẩm phái sinh. Mặc dù vậy, không thể vì thế mà không triển khai sản phẩm này. Vấn đề là cơ quan quản lý cần giám sát chặt chẽ hoạt động giao dịch phái sinh, đặc biệt là của những định chế đầu tư nhận tiền ủy thác của nhà đầu tư để giao dịch phái sinh và các công ty chứng khoán.
Nếu công ty chứng khoán bị cuốn vào dòng xoáy mua bán chứng khoán phái sinh bằng tiền của mình và thua lỗ quá nặng thì cần phải đảm bảo những sự cố đó không tạo ra những ảnh hưởng có tính hệ thống đến thị trường (như khiến nhà đầu tư bị mất tiền vì công ty chứng khoán vỡ nợ hoặc thị trường mất thanh khoản). Để làm được điều đó, yêu cầu áp dụng những chuẩn mực khắt khe lên an toàn vốn và tự doanh phái sinh của công ty chứng khoán phải đặt lên hàng đầu.
Ở một khía cạnh khác, sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh mở ra một kênh để các công ty chứng khoán gia tăng việc cho vay ký quỹ dưới dạng các công cụ phái sinh phức tạp nhằm “lách” các quy định về margin. Việc này đã từng xảy ra ở nhiều thị trường như Mỹ, Trung Quốc (ví dụ, công ty chứng khoán hàng đầu của Trung Quốc là Citic Securitites sử dụng các sản phẩm hoán đổi cổ phiếu để lách quy định cho vay ký quỹ bị phanh phui năm 2015).
Nhìn chung, sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh sẽ kéo theo những giao dịch lách luật ngày càng tinh vi để “kéo khách” và đẩy mạnh tài trợ vốn cho đánh cược trên TTCK. “Quy luật” này đã được kiểm chứng tại nhiều thị trường từ Mỹ đến Trung Quốc và khó có thể thay đổi ở thị trường Việt Nam.
Vấn đề sẽ chỉ ở chỗ cân bằng giữa trình độ phát triển của thị trường, nhu cầu “thu hút khách” đến TTCK và an toàn hệ thống. Cân bằng những yếu tố này là cực kỳ khó khăn, nhất là khi thị trường đang hưng phấn mà cơ quan quản lý phải đóng vai trò người “tạt nước lạnh” kịp lúc. 
Cần tăng nguồn lực quản lý để hạn chế nguy cơ giao dịch nội gián
Một trong những băn khoăn lớn nhất của người viết nằm ở vấn đề nguồn lực để vận hành cũng như kiểm soát thị trường chứng khoán phái sinh (trọng tâm là nguồn nhân lực và công nghệ) và nguy cơ giao dịch nội gián.
Với một thị trường hấp dẫn và phức tạp hơn đang hình thành, nhóm các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư chắc chắn đang tích cực chuẩn bị nguồn nhân lực và công nghệ để tham gia cuộc chơi mới, ra sản phẩm mới. Với nguồn lực tư nhân, họ hoàn toàn có thể lôi kéo nhân tài từ bên ngoài về và đầu tư những công nghệ tốt nhất. Câu hỏi đặt ra, cơ quan quản lý làm thế nào có đủ nguồn lực để giám sát các tay chơi ngày càng thông minh sẽ gia nhập thị trường?
Đây không chỉ là câu hỏi cho thị trường Việt Nam mà còn cho hầu hết các nước khác. Cho đến bây giờ, một sự thật là ở hầu hết các nước, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán không có đủ nguồn lực để chạy đua với các tổ chức kinh doanh. Thực tế, từ Mỹ tới Trung Quốc, các tổ chức kinh doanh luôn đi trước một bước và giao dịch nội gián là một trong những mảng tối hết sức phức tạp.
Sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh mở ra cơ hội cho những giao dịch nội gián dưới hình thức mua bán sản phẩm phái sinh. Làm thế nào để kiểm soát giao dịch chứng quyền của cổ đông lớn và cổ đông nội bộ của một công ty niêm yết sẽ khó hơn nhiều lần so với thị trường cổ phiếu cơ sở. Và tìm kiếm bằng chứng của những giao dịch phức tạp kết hợp giao dịch cổ phiếu và chứng quyền để hưởng lợi từ thông tin nội gián cũng sẽ phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn. Tại Việt Nam, khuôn khổ pháp lý và nguồn lực quản lý đã sẵn sàng cho chuyện này?
Tuy còn nhiều băn khoăn với những câu hỏi khi thị trường chứng khoán phái sinh đi vào hoạt động, nhưng người viết vẫn tin rằng, đây là một trang mới quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sẽ có nhiều câu chuyện về sự thành công của nhà đầu tư, những đợt sóng mới, có thể là cả bong bóng và những vụ giao dịch nội gián, nhưng chúng đều góp phần giúp cơ quan quản lý và các thành viên thị trường gia tăng hiểu biết để hội nhập tốt hơn.
Vì thế, thay vì chỉ dám đứng xa để nhìn một sản phẩm công nghệ hiện đại, Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn thực sự sử dụng nó. Nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thận trọng trong khi sử dụng chứng khoán phái sinh, sẽ tận dụng được các cơ hội, hạn chế được rủi ro.
Bài viết được đăng tải trên Đặc san 20 năm ngành chứng khoán, ấn phẩm do Báo Đầu tư xuất bản, tháng 11/2016.